Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Góc tâm sự: Tôi mắc bệnh ‘sợ chồng’ sau khi sinh con

Nấm lim xanh - Tôi không hiểu những phụ nữ khác sau khi sinh có nỗi sợ này giống tôi không. Nếu có, thì họ giải quyết như thế nào? Còn tôi thật sự hoang mang.


Sau bốn tháng chăm sóc con gái ở cữ, mẹ tôi khăn gói về quê vì: “Bố mày ở quê không ai trông nom”. Tiễn mẹ ra bến xe, quay vào phòng, tôi còn nghe loáng thoáng mẹ dặn chồng: “Thôi, tôi bàn giao nó cho anh. Anh phải biết đỡ đần nó. Phụ nữ mới sinh là yếu ớt và dễ xúc động lắm. Nó mà có làm sao là tôi hỏi tội anh đấy, biết chưa”.

Lòng tôi trào lên nỗi xúc động và sự biết ơn mẹ. Nhưng một nỗi sợ hãi ngấm ngầm trong tôi bấy lâu nay cũng được dịp bùng lên. Nỗi sợ hãi này thật khó nói. Và tôi bắt đầu phải đối diện với nó. Tôi thực sự lo sợ. Tôi sợ gì ư? Tôi sợ chồng. Nói đúng hơn là tôi sợ gần gũi chồng. Tôi không hiểu những phụ nữ khác sau khi sinh có nỗi sợ này giống tôi không. Nếu có, thì họ giải quyết như thế nào? Còn tôi thật sự hoang mang.

Tôi sinh con không mấy suôn sẻ. Cháu hơi to, lúc sinh lại chìa xương chẩm trán nên phải mất hơn một giờ đồng hồ vật lộn tưởng như kiệt sức, tôi mới sinh được cháu. Trước đây, từng nghe mọi người nói việc sinh nở của người mẹ là lúc hiểm nguy nhất, gần cửa tử thần nhất, khi trực tiếp phải đối mặt với nó, tôi mới thấy thấm thía. Những ngày đầu sau khi sinh, tôi bị những cơn đau do co bóp tử cung hành hạ. Rồi những đau đớn ở vùng kín hành hạ tôi cả trong giấc ngủ.

Chồng tôi thương vợ nên thường xuyên có những cử chỉ vỗ về, âu yếm. Điều ấy dấy lên nỗi sợ hãi mơ hồ trong tôi. Tôi sợ phải gần gũi chồng. Chính vì vậy, càng gần đến ngày mẹ tôi về quê, chồng tôi càng phấn chấn, rạo rực bao nhiêu thì tôi lại càng sợ hãi bấy nhiêu.

Lấy lý do sức khỏe chưa thực sự hồi phục, người còn mệt mỏi, tôi tìm cách lảng tránh chồng. Một tháng rồi hai tháng qua đi. Tôi vẫn khước từ những đề nghị gần gũi từ anh. Tôi giữ rịt con mọi lúc, làm lá chắn cho mình để khỏa lấp những vấn đề khó giải thích của bản thân.

Tôi nhận thấy sự thất vọng không che giấu từ anh. Cùng với đó, những biểu hiện bất thường từ anh khiến tôi không khỏi âu lo. Anh ôm máy tính đến 1-2 giờ sáng mới đi ngủ. Anh bắt đầu hút thuốc lá và thường xuyên nhắn tin cho ai đó. Anh nằm ngoài phòng khách thay vì nằm cùng hai mẹ con tôi. Anh bảo: “Mùi thuốc lá từ anh không tốt cho con”. Tôi được thể nhắc nhở: “Thuốc lá không tốt cho con thì anh đừng hút nữa”. Anh nhìn tôi đầy ẩn ý: “Anh không hút thuốc thì biết làm gì bây giờ? Em thì còn có con. Anh thì có ai đây?”. Cực đoan hơn nữa, anh bắt đầu ghen với con. Anh khó chịu khi con khóc. Anh chẳng hào hứng chút gì trước việc con lẫy lật. Anh chẳng bận tâm việc con tăng cân đều.

Cuối cùng, tôi mang vấn đề khó nói của mình tâm sự với mẹ. Mẹ trách tôi không nói sớm hơn. Bà động viên tôi rằng: Vấn đề tôi gặp phải cũng đã xảy ra với nhiều người, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vì thế đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên không nên xử sự một cách cực đoan như tôi đang làm. Điều đó chỉ khiến quan hệ vợ chồng bị xấu đi. Mẹ tôi bảo: Cách tốt nhất là tôi phải nói chuyện với chồng. Vợ chồng phải cùng chia sẻ những khó khăn và cùng nhau giải quyết. Sau hơn một giờ đồng hồ tâm sự và nhận tư vấn từ mẹ qua điện thoại, tôi như trút được gánh nặng. Tôi cần phải nhanh chóng khắc phục sai lầm của mình, trước khi có những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Buổi tối hôm ấy, dỗ con ngủ xong, tôi ra đi văng, nằm xuống cạnh anh. Chồng tôi có chút ngỡ ngàng. Nhưng anh giả vờ ngái ngủ, quay mặt đi, để mặc tôi nằm trơ trơ. Tôi ôm lấy anh, dụi đầu vào lưng anh. Thấy anh không phản ứng gì, tôi bắt đầu bật khóc khiến anh bối rối. Dứt cơn nức nở, những vấn đề khó nói, cuối cùng tôi cũng trút ra được hết với anh. Khi hiểu được nỗi âu lo của tôi, anh bắt đầu giúp tôi giải phóng khỏi nỗi sợ hãi mơ hồ. Thật không ngờ, chưa đầy một tuần kể từ lần “giảng hòa” đêm hôm ấy, chúng tôi đã lấy lại được cho nhau những cảm xúc yêu đương nồng nàn.

Hóa ra tôi đã quá căng thằng, quá sợ hãi sau những đớn đau do sinh nở gây nên. Thực ra mọi chuyện không tệ như tôi nghĩ. Tôi thầm cảm ơn mẹ đã sát cánh bên tôi trong những lúc khó khăn như thế này. Nếu không có mẹ làm “chuyên gia tâm lý”, tôi không biết bây giờ chúng tôi sẽ ra sao nữa…
  • tam su quan he vo chong
  • tâm sự chuyện vợ chồng
  • tam su gia dinh
  • tam su cuoc song vo chong
  • giai tri vo chong
  • tam su voi anh
  • tam su chuyen vo chong
  • tam su vo chong xa nhau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét